Cà phê nguyên chất
Cà phê nguyên chất, vị đắng không gắt, nhẹ, hơi ngọt, không đọng lại lâu vị đắng trong miệng, uống nước trà hay nước lọc tráng miệng là hết ngay.
Vì lợi nhuận và không có kinh nghiệm, nhất là kiến thức về chế biến cà phê còn hạn chế, nên trên thị trường cà phê Việt nam còn rất hỗn độn, quá nhiều cơ sở chế biến cà phê ra đời, người tiêu dùng rất phân vân khi lựa chọn cho mình một loại cà phê ngon, thực phẩm an toàn.
Nhiều cơ sỏ kinh doanh mạnh, tiếp thị rầm rộ nhưng thực chất cà phê chưa đạt được chất lượng và nhất là thực phẩm an toàn (dùng hoá chất quá nhiều)
1. Khối lượng (thể tích)
Bột cà phê nguyên chất luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác, Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chưa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.
2. Độ xốp của bột cà phê
Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn , nên chìm xuống nhanh hơn.
3. Độ ẩm của bột cà phê
bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu, khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp
4. Màu của bột cà phê
Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê có màu nâu đậm. Do thói quen người tiêu dùng đòi hỏi ly cà phê phải có màu đen, Mặt khác, hạt các đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê thật.
5. Mùi của bột cà phê
Nhiều người vẫn bị lầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất. Bột đậu nành có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên một mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang
6. Phân biệt khi đang pha
Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin. Đây là một hiện tượng rất dễ nhận ra.. Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột
7. Màu của nước cà phê
Ly cà phê thật luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu rất trong trẻo. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sang.
Cách phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê tạp chất
8. Mùi thơm của ly cà phê pha
Thật khó diễn tả, nhưng nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẵng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực
9. Vị cà phê
Phần lớn người Việt không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Thậm chí một số không chịu chấp nhận một thuộc tính cố hữu, tuyệt vời của cà phê hảo hạng, đó là vị chua thanh quyến rũ hòa quyện tinh tế với vị đắng tự nhiên
10. Bọt cà phê
Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt xà bông. Bọt cà phê nguyên chất khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống
11. Phân biệt cuôi cùng là trải nghiệm của chính bạn
Cuối cùng, rất thực tiển, là chính bạn, vào 1 ngày đẹp trời nào đó, bạn hãy bỏ chút thì giờ ra tiệm bán cà phê hạt đã rang của Coffee Tree mua vài lạng cà phê mộc. Rồi bạn sẽ biết cà phê đích thực là gì…. Đây là cách tốt nhất để mếm biết hương vị tinh khiết của cà phê nguyên chất.